Tổng quan về dịch Covid-19:
Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2, trước đây có tên là virus corona mới 2019 (2019-nCoV), là một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019, xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng, sau đó trở thành một đại dịch toàn cầu. Vào ngày 12 tháng 01 năm 2020, nó được Tổ chức Y tế Thế giới gọi tên là 2019-nCoV, dựa trên một phương thức đặt tên cho virus corona mới. Đến ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) quyết định đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2 khi họ phân tích rằng nó cùng loài với virus SARS từng gây ra đại dịch năm 2003 nhưng là một chủng khác của loài. Virus này là một loại virus corona ARN liên kết đơn chính nghĩa. Trong khoảng thời gian đầu của đại dịch COVID-19, các nhân viên nghiên cứu đã phát hiện chủng virus này sau khi họ tiến hành đo lường kiểm tra axit nucleic và dò tra trình tự bộ gen ở mẫu vật lấy từ người bệnh.
Tại Việt Nam, trong những ngày qua đã ghi nhận nhiều ca dương tính trong cộng đồng do biến thể mới của vi-rút tại Hải Dương và Quảng Ninh, là trường hợp lây nhiễm cộng đồng lớn nhất từ trước đến nay, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng. Để nhanh chóng kiểm soát hiệu quả, triệt để dập dịch, không để bùng phát trong cộng đồng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 05/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Dịch bệnh Covid-19 trên Thế giới hiện vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Tính đến 16h40h ngày 05/02/2021 số ca nhiễm, dang điều trị, điều trị khỏi và tử vong như sau:
VIỆT NAM
|
THẾ GIỚI
|
SỐ CA NHIỄM: 1957
Đà Nẵng: 425
Hải Dương: 315
Hà Nội: 225
TP Hồ Chí Minh: 169
|
TỔNG CA NHIỄM: 105.882.724
ĐANG NHIỄM:26.021.439
KHỎI: 77.559.179
TỬ VONG: 2.302.106
|
Để chủ động phòng chống lây nhiễm dịch bệnh do covd - 19 trong thời gian tới, đề nghị các em học sinh tuyên truyền với gia đình cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:
1. Không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; vận động người thân ở nước ngoài hạn chế về nước, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, nếu bắt buộc phải về thì gia đình phải chủ động thông báo cho chính quyền địa phương lịch dự kiến về của người thân để chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
2. Khi đi ra khỏi nhà, đi trên các phương tiện giao thông, nơi công cộng, đến các địa điểm: cơ quan, bệnh viện, trường học, chợ,… bắt buộc phải đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khác để đón kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vui tươi, lành mạnh và an toàn.
3. Khi đến các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện nghiêm việc khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn (đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang đúng cách).
4. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch: Duy trì khoảng cách giao tiếp từ 1-2 mét với người khác, đặc biệt là những người đang ho, hắt hơi và bị sốt; tránh sờ tay vào mắt, mũi, miệng; rửa tay thường xuyên bằng dung dịch rửa tay có cồn hoặc với xà phòng và nước; đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, đủ dinh dưỡng; luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để nâng cao thể trạng.
5. Khi bị sốt, ho, khó thở hày đi khám sớm để giảm thiểu nguy cơ bệnh trở nên nặng hơn và khai báo y tế đầy đủ với nhân viên y tế.
6. Hạn chế tổ chức các hoạt động tập trung đông người nếu không thực sự cần thiết. Thực hiện nghiêm túc "Thông điệp 5K": Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế.
Sau đây là một số thông tin về COVID-19:
COVID-19 là đại dịch đầu tiên trong lịch sử và thực tế cho thấy đã có nhiều các thông tin sai lệch xung quanh cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh này. Vậy đâu là sự thật?...
COVID-19 do virus gây ra, nên không dùng thuốc kháng sinh điều trị
COVID-19 là do virus gây ra. Vì vậy, thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại virus. Một số người bị bệnh với COVID-19 cũng có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn như một biến chứng. Trong trường hợp này, thuốc kháng sinh có thể được khuyến nghị bởi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Hiện không có thuốc được cấp phép để chữa khỏi COVID-19. Nếu bạn có các triệu chứng, hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn hoặc đường dây nóng COVID-19 để được hỗ trợ.
COVID-19 không truyền qua ruồi, muỗi:
Cho đến nay, không có bằng chứng hoặc thông tin nào cho thấy virus gây bệnh COVID-19 lây truyền qua ruồi, muỗi. Virus gây ra COVID-19 lây lan chủ yếu qua các giọt nhỏ khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói. Bạn cũng có thể bị nhiễm bệnh khi chạm vào bề mặt bị ô nhiễm và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng. Để bảo vệ bản thân, hãy thực hiện giãn cách xã hội, khử trùng các bề mặt thường xuyên tiếp xúc, vệ sinh tay kỹ lưỡng và thường xuyên, tránh chạm vào mắt, miệng và mũi.
Hiện tại chưa có loại thuốc nào được cấp phép để điều trị hoặc phòng ngừa COVID-19:
Cho đến nay, chưa có loại thuốc nào được khuyến nghị để ngăn ngừa hoặc điều trị COVID-19. Tuy nhiên, những người bị nhiễm virus cần được chăm sóc thích hợp để làm giảm và điều trị các triệu chứng và những người bị bệnh nặng cần được chăm sóc hỗ trợ tối ưu.
Một số phương pháp điều trị cụ thể đang được nghiên cứu và sẽ được kiểm tra thông qua các thử nghiệm lâm sàng. WHO đang giúp đẩy nhanh các nỗ lực nghiên cứu và phát triển các loại thuốc, vắc-xin phòng ngừa và điều trị COVID-19.
Bổ sung vitamin và khoáng chất không thể chữa khỏi COVID-19
Các vi chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin D, C và kẽm, rất quan trọng cho một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt và đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe và dinh dưỡng. Hiện không có hướng dẫn về việc sử dụng các chất bổ sung vi chất dinh dưỡng như một phương pháp điều trị COVID-19.
Hiện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang nỗ lực phối hợp để phát triển và đánh giá các loại thuốc điều trị COVID-19.
Thời tiết lạnh và tuyết không thể tiêu diệt được SARS-CoV-2:
Không có lý do gì để tin rằng thời tiết lạnh giá có thể giết chết SARS-CoV-2. Nhiệt độ cơ thể bình thường của con người duy trì trong khoảng 36,5°C đến 37°C, bất kể nhiệt độ bên ngoài hoặc thời tiết ra sao. Cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân chống lại SARS-CoV-2 là thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng và nước hoặc nước rửa tay khô có cồn khi không có xà phòng và nước.
Máy quét nhiệt không thể phát hiện COVID-19:
Máy quét nhiệt có hiệu quả trong việc phát hiện những người bị sốt (tức là có thân nhiệt cao hơn bình thường), nhưng không thể phát hiện những người bị nhiễm COVID-19.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sốt. Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn nếu bạn cần hỗ trợ hoặc tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn bị sốt và sống trong khu vực có bệnh sốt rét hoặc sốt xuất huyết.
Không nên đeo khẩu trang khi tập thể dục:
Không nên đeo khẩu trang khi tập thể dục, vì khẩu trang có thể làm giảm khả năng thở thoải mái.
Mồ hôi có thể làm cho mặt nạ bị ướt nhanh hơn, gây khó thở và thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật. Biện pháp phòng ngừa quan trọng trong khi tập thể dục là duy trì khoảng cách vật lý với người khác.
Sử dụng khẩu trang y tế trong thời gian dài, đúng cách không gây nhiễm độc CO2 cũng như không gây thiếu oxy:
Việc sử dụng khẩu trang y tế kéo dài có thể gây khó chịu. Tuy nhiên, nó không dẫn đến tình trạng nhiễm độc CO2 cũng như thiếu oxy. Khi đeo khẩu trang y tế, hãy đảm bảo rằng nó vừa vặn và đủ chặt để bạn có thể thở bình thường. Không sử dụng lại khẩu trang dùng một lần và luôn thay ngay khi bị ẩm.
Vắc xin ngừa viêm phổi không chống lại SARS-CoV-2:
Thuốc chủng ngừa viêm phổi, chẳng hạn như vắc-xin phế cầu khuẩn và vắc-xin Haemophilus cúm B (Hib), không chống lại SARS-CoV-2. Loại virus này quá mới và khác biệt nên nó cần có vắc- xin riêng. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng phát triển vắc-xin chống lại COVID-19 và WHO đang hỗ trợ các nỗ lực này.
Mặc dù các loại vắc-xin này không có hiệu quả chống lại COVID-19, nhưng việc tiêm phòng các bệnh đường hô hấp rất được khuyến khích để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại http://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ http://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe của bản thân.
Cài đặt ứng dụng Bluezone để cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình tai địa chỉ http://www.bluezone.gov.vn.
Tân Hương, ngày 05 tháng 02 năm 2021
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Tươi